(Tiếp theo kỳ trước…)

BÀI 17

“Amen”

 

Nhiều lần trong thánh lễ, chúng ta cùng đáp “Amen” sau những lời nguyện mà linh mục dâng lên nhân danh cộng đoàn.

“…đưa chúng ta tới sự sống muôn đời. – Amen.”

“…mãi mãi. – Amen.”

“ Mình Thánh Chúa Kitô. – Amen.”

“Amen” là tiếng Do Thái. Trong Cựu Ước, dân Thiên Chúa thường dùng vào cuối những lời nguyện của họ. Đức Giêsu chính Ngài cũng dùng từ này không chỉ trong lúc cầu nguyện mà cả lúc giảng dạy cho dân chúng. “Amen; Amen – thật, thật – tôi bảo thật anh em…” thể thức này xuất hiện nhiều lần trong Kinh Thánh.

Ngày nay, người ta thưa “Amen” giống như những người tin trong thời Cựu Ước, như Đức Giêsu và như các Kitô hữu tiên khởi từng dùng.

Nhiều ngôn từ cổ rất có giá trị, như vậy tốt hơn hết là không nên thay đổi chúng. Nhưng lý do chính đáng trở về với việc dùng từ “Amen” là do, trước đây nhiều bản dịch đã làm mất đi ý nghĩa sâu xa của nó.

Khi nói “Amen” là chúng ta muốn diễn tả nhiều hơn một điều mong ước: “Đó là vậy” hay “Đó cũng là như vậy”. Hơn thế nữa, chúng ta còn khẳng định một sự thật, ví dụ, khi linh mục nói: “Mình Thánh Chúa Kitô” chúng ta đáp: “Amen”, điều này có nghĩa là “Vâng! Con tin Chúa Giêsu đến với con dưới hình bánh. Con chắc chắn tin như vậy”.

Lại nữa, vào cuối những lời nguyện của linh mục chúng ta thường đáp “Amen”, điều này không chỉ là “Xin hãy xảy đến như vậy”, mà còn có nghĩa là “Lời nguyện này là chính chúng con, chúng con nguyện trung thành và trân trọng với tất cả lòng yêu mến”

“Amen” là một từ mang ý nghĩa rất sâu rộng, vì thế từ này xứng đáng được đặt vào một vị thế thật trân trọng.

 

Tác giả: Lm Jean-Yves Garneau,sss 

Chuyển ngữ: Lm Px. Nguyễn Bạch Dương,sss

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập