Tôi dự ngày quốc tế truyền thông xã hội lần thứ 49 tại Tòa Giám mục Xuân Lộc ngày 16/5/2015 với 5 Giáo phận đồng hành là Xuân lộc, Sài Gòn, Mỹ Tho, Phú Cường và Phan Thiết. Tôi được lãnh nhận rất nhiều ân phúc và bình an của Chúa. Ấn tượng nhất là bài huấn đức của Đức cha phụ tá Giuse Đinh Đức Đạo rất ngắn gọn, súc tích và nhẹ nhàng đi vào lòng người, Ngài đưa ra 2 câu chuyện : Những chiếc bánh đen và cậu bé đánh giầy. Vì đi dự họp vội vàng, tôi không mang theo giấy viết nên không thể ghi chép được toàn bộ nội dung huấn đức, tôi chỉ dùng trí nhớ mà ghi lại một số ý dễ nhớ , xin chia sẻ cùng anh em.

“Những chiếc bánh đen”

Một bữa cơm chiều, vì mệt và bận rộn trong công việc, mẹ tôi đã sơ ý để cháy những chiếc bánh vàng đen. Mẹ tôi rất lo lắng cho bữa cơm chiều vì bột đã hết mà chợ thì xa, không thể làm ra những chiếc bánh khác được. Mẹ tôi đành dọn lên bàn với lời xin lỗi. Ba tôi không tỏ vẻ gì là khó chịu, làm như không không có chuyện gì quan trọng. Cầm các chiếc bánh , lất bơ quết vào rồi đưa vào miệng, ăn ngon lành, vừa ăn vừa hỏi han về học tập của tôi. Bữa cơm kết thúc, tôi thay vì lên phòng của mình, tôi nấp sau cánh cửa theo dõi ba mẹ nói chuyện. Mẹ tôi khóc và năn nỉ, xin lỗi ba tôi; ba không lộ vẻ gì là buồn phiền, ôn tồn nói :Lỡ, chứ có cố ý đâu ! ba còn nói giọng hài : “trong miếng bánh có giọt mồ hôi của em, ăn ngon lắm, không sao đâu, em đừng buồn”. Tôi đang nằm trên giường thư giãn, ba tôi bước vào phòng tôi, động viên tôi cố gắng học tập. Tôi hỏi ba : Ba ăn chiếc bánh cháy vàng đen đó có ngon thật không ?. Ba tôi cười: “phải chấp nhận thực tế ! vui vẻ ăn sẽ làm cho bầu khí thêm ấm áp nghĩa tình và giải quyết được tình huống xấu xảy ra. Con à ! Mẹ rất vất vả lo cho gia đình, công lao của mẹ rất đáng ca ngợi, tuy nhiên là con người ai mà không có chuyện sai sót, ba đã có lần sai khi quên ngày sinh nhật của mẹ, ba buồn và rất ân hận, ba xin lỗi mẹ, mẹ cười: “Anh rất vất vả lo cho gia đình, em quên rồi, không nhớ nữa”. Phải chấp nhận thực tế mà bỏ qua, mà tha thứ cho nhau.

“Cậu bé đánh giầy”

Một người nhà giầu ung dung đi dạo trên công viên, một cậu bé đáng giầy, quần áo rách rưới vội vã bước đến thưa với ông “ Thưa ông, cho con đánh giầy để con có tiền mua bánh cho em con đang bệnh mà không có gì ăn” . Vì chỉ là số tiền nhỏ nên ông nhà giầu đã cho cậu bé đánh giầy cho mình. Đánh giầy xong, công chỉ có 5 đồng mà ông đưa cho câu bé tờ giấy 200 đồng, cậu không có tiền lẻ để trả lại, cậu để lại đồ nghề, xin phép ông đi đổi tiền. Thời gian trôi qua: “ 5 phút, 10 phút, 15, 20,30, không thấy cậu bé trở lại, ông nghĩ : “Chắc mình bị đứa bé lừa gạt rồi”!. Ông trở về nhà với sự bực tức, ông chửi rủa: “đồ chó rách nát thối tha!” Ông đang đứng trên ban công ngắm trời, ngắm đất, bỗng có một cậu bé bấm chuông cổng nhà ông. Ông nói vọng xuống với giọng la lớn : Cút đi, tao không rảnh để bố thí tiền cho mày. Câu bé kiên trì bấm chuông, ông tức bực không để nó quấy rầy mãi nên đã xuống và đi ra cổng, gần đến cổng, ông nghe giọng nói: “Thưa ông, anh con đánh giầy cho ông rồi cầm tiền đi đổi , nhưng trên đường đi bị xe cán gẫy chân, anh con đang nằm ở nhà, anh bảo con cầm tiền trả lại ông. Ông nhà giầu nhìn kỹ cậu bé, thằng này có nét giống thằng đánh giầy cho ông nhưng bé hơn. Cậu bé nài nỉ : “Thưa ông! Anh con có chuyện rất cần nói với ông, xin ông đến gặp anh ấy”. Vì tò mò để biết xem có chuyện gì nên ông theo thằng bé đến gặp anh của nó. Đến nơi, chỗ ở chỉ là góc xó bên bờ kênh được che bằng mấy tấm tôn rỉ ná ghép vào nhau để che nắng che mưa và được bao bọc bằng những tấm áo mưa rách được nối với nhau. Ông nhìn vào chỗ ở, thấy thằng bé đánh giầy nằm thở hổn hển, thều thào : “Thưa ông! Chúng con là hai anh em mồ côi nên phải sống bằng nghề đánh giầy, con chỉ xin ông cho em con được  đánh  giầy  cho ông  mỗi  ngày   để nó   có tiền   sống     qua ngày”. Nói xong cậu chết !!!

Ông nhà giầu ân hận, ray rứt vì mình đã suy nghĩ sai về cậu bé đánh giầy và nhất là nó biết nó sẽ chết không còn có thể nuôi em nó được, nhưng nó vẫn tìm kiếm cách giúp em nó. Ông cảm động nên đã lo mai táng cho cậu bé đánh giầy, đưa em nó đến chỗ ở tốt và giúp đỡ em được học hành.

Từ 2 câu chuyện này Đức cha Giuse trích tông huấn của Đức Thánh Cha Phaxicô về ngày quốc tế truyền thông lần thứ 49 có câu :

“Hơn bất cứ nơi nào khác, gia đình là nơi hằng ngày chúng ta trải nghiệm những giới hạn của chính mình và của người khác, những vấn đề lớn nhỏ trong việc chung sống an bình với những người những khác. Không có gia đình nào là hoàn hảo. Chúng ta không nên sợ những bất toàn, yếu đuối hay cả những xung khắc, nhưng hãy học cách đối phó với những điều ấy một cách xây dựng. Vì thế gia đìnhnơi chúng ta vẫn yêu thương nhau dù có những giới hạn và tội lỗi– trở thành một trường học của sự tha thứ. Chính tha thứ là một tiến trình truyền thông. Khi tâm tình hối lỗi được bày tỏ và chấp nhận, việc truyền thông đã bị cắt đứt lại có thể được khôi phục và nối lại. Nếu một đứa trẻ đã học được nơi gia đình cách lắng nghe người khác, phát biểu cách tôn trọng và bày tỏ quan điểm của mình mà không phủ nhận người khác, đứa trẻ đó sẽ trở thành người xây dựng đối thoại và hòa giải trong xã hội.”

Chúa Giêsu về trời, Người đã sai chúng ta đi loan báo Tin Mừng của Người : Tin Mừng là tất cả nhân loại đã trở nên con cái Thiên Chúa, Tin Mừng con người là anh em của nhau và phải thương yêu nhau. Nhưng loan báo Tin Mừng bắt đầu từ gia đình.

Đức cha Giuse trích thêm đoạn :

Trong một thế giới mà người ta thường thoá mạ, sử dụng ngôn ngữ tục tằn, nói xấu người khác, gieo mối bất hoà và đầu độc môi trường của con người bằng thói buôn chuyện, các gia đình có thể dạy cho chúng ta hiểu rằng truyền thông là một phúc lành... Trong những hoàn cảnh dường như bị chi phối bởi hận thù và bạo lực, khi mà các gia đình bị phân rẽ bởi những bức tường bằng đá hay những bức tường của định kiến và giận dữ - cũng khó vượt qua không kém, khi hình như có lý do chính đáng để nói rằng thôi, đủ rồi”, thì việc chúc phúc chứ không phải thoá mạ, thăm viếng chứ không phải từ khước và đón nhận chứ không phải đấu tranh, mới là phương thế duy nhất để phá vỡ vòng xoáy của sự ác, để cho thấy rằng sự thiện luôn là điều khả thi, và đ giáo dục con cái chúng ta sống tình bằng hữu.

Tôi nghĩ rằng buổi họp truyền thông lần thứ 49  tại Xuân Lộc đã trang bị hành trang cho tôi để hoạt động truyền thông nơi cơ sở của mình năm 2015. Tạ ơn Chúa!!!.

 

 BMVTT Khiết Tâm

 

 

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập