|
Ngày Tết NGÀY SUM HỌP GIA ĐÌNH Một năm đã khép lại, quê hương đất nước đang háo hức vào xuân và hân hoan đón chào năm mới. Ngày Tết, gia đình sum họp, dù đi làm ăn xa khắp tứ phương, ai ai cũng cố gắng về nhà để đoàn viên cùng mẹ cha, anh chị em, bà con họ hàng, người thân, hàng xóm. Ngày Tết, người ta trao cho nhau những lời chúc thật ngọt ngào và hy vọng những gì tốt đẹp nhất sẽ đến trong đời và những người họ yêu mến. Để có thể có được điều đó, bên cạnh việc đi thăm viếng nhau, vui chơi và những bữa cơm ấm nồng tình thân với nhau, chúng ta không thể không dành giờ hướng lòng lên Thiên Chúa, nguyện xin ân sủng của Chúa là Chúa của mùa xuân tuôn đổ xuống trên gia đình, bạn hữu và những người thân quen trong những ngày đầu năm này. Ngày Tết là lúc hội tụ bao tâm tình thiêng liêng nhất. Không khí những ngày xuân giúp chúng ta ôn lại những mối tương quan ấm nồng, giúp sống lại trong ta nguồn hơi ấm thật lạ kỳ, một hơi ấm không thể mua được bằng tiền hay vàng bạc châu báu. Trước hết chúng ta nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục của ông bà mẹ cha, nhớ đến tình thân ái chan hòa giữa anh chị em trong nhà, nhớ đến những người ta thương mến, dù đang ở kề cận hay đang ở mãi xa. Đừng vì ngại ngùng mà không dám nói lời yêu thương. Đừng vì xấu hổ mà không dám mở miệng nói câu xin lỗi. Vì thế hãy bộc bạch hết tất cả những điều bí ẩn của trái tim: Hãy nói cho ông bà tổ tiên biết là ta đội ơn họ vì nhờ có họ mà mới có ta hôm nay. Hãy nói cho bố mẹ biết là ta yêu thương họ thế nào, ghi ơn họ vào tận cốt tủy ra sao. Hãy nói với anh chị em lời cảm ơn vì bao kỷ niệm và tình cảm ngọt ngào mà chúng ta đã có với nhau. Hãy tỏ bày với họ hàng thân thuộc ước mong tốt đẹp mà ta dành cho họ. Đặc biệt, vào ngày mùng hai Tết, truyền thống Giáo Hội Việt Nam nhắc chúng ta truyền thống tốt đẹp, giá trị thiêng liêng của gia đình. Đối với dân Việt đó cũng là một nẻo đường để giúp người ta nên thánh. Người Á châu nói chung và người Việt nói riêng, dù ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, dù theo tôn giáo nào, dù theo Phật giáo, Cao Đài, Islam, Kitô giáo hay bất kỳ đạo nào khác tại Việt Nam đều rất trọng chữ hiếu. Đó là những giá trị thần thánh của gia đình mà ta vẫn thường nói chung một từ vắn tắt – Đạo Hiếu. Không một người Việt nào có thể phủ nhận rằng mình đã được dìm sâu trong “Đạo Hiếu” truyền thống của cha ông, quen được gọi là “Đạo Ông Bà” Người Việt được nuôi dưỡng trong cách sống “hiếu nghĩa” với những bậc sinh thành, khi các ngài còn sống cũng như khi đã khuất. Từ tấm bé, người Việt Nam được dạy rằng: Công cha nghĩa mẹ cao dày, Lòng hiếu thảo còn được coi trọng như đạo làm con: Công cha như núi Thái sơn, Ngay từ phôi thai thiết lập dân Chúa, thì Thiên Chúa đã truyền dạy rõ trong dân về bổn phận hiếu nghĩa của con cái đối với những bậc sinh thành ra mình như một đảm bảo phần rỗi của mình.
Trong ngày xuân đoàn viên đầm ấm tình gia đình, chúng ta cùng dâng lên Chúa ông bà, cha mẹ, anh chị em, người thân, cùng những bạn hữu xa gần, những người đã hiện diện trong cuộc đời ta và giúp cho cuộc sống của ta thêm phần ý nghĩa. Ngày Tết, Hội Thánh lại một lần nữa nhắc nhở chúng ta về bổn phận của con cái đối với cha mẹ. Sự tôn kính của con cái đối với cha mẹ là tình cảm tri ân đối với những vị đã ban sự sống và dùng tình yêu thương và công khó nhọc để sinh thành và nuôi dưỡng con cái cho khôn lớn về thể xác và về ân sủng. Nên biết rằng hiếu thảo đó là nẻo đường dẫn ta đến cõi phúc vĩnh hằng. Tùy Phong,sss |