(Tiếp theo kỳ trước)

Chương 6C                               Các bài đọc 

 Kinh Thánh - Tin Mừng

 

Việc công bố Tin Mừng bắt đầu bằng việc vị linh mục nói, "Lạy Thiên Chúa toàn năng, xin thanh tẩy tâm hồn và môi miệng con để con có thể xứng đáng công bố Tin Mừng của Chúa." Đây là lời nguyện thầm mà vị linh mục cầu xin thanh tẩy tâm hồn khi công bố Tin Mừng ‘…. thanh tẩy tâm hồn con…’, tiếp theo ngay sau với lời ‘… và môi miệng con’ làm nhớ lại lời mời gọi trong sách ngôn sứ Isaia trong Cựu Ước khi phục vụ Đức Chúa. Ngôn sứ Isaia thốt lên: ‘…vì tôi là một người môi miệng ô uế…’ (Is 6,5). Một trong các Xêraphim bay về phía tôi, tay cầm một hòn than hồng người đã dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói: “Đây, cái này đã chạm đến môi ngươi, ngươi đã được tha lỗi và xá tội.” (Is 6,6-7). Vì vậy trước khi công bố Lời Chúa trong Kinh Thánh, vị linh mục cầu khẩn ơn chữa lành của Chúa chạm vào tâm hồn và môi miệng của mình. Cộng đoàn đáp lại bằng việc lặp lại cử chỉ chữa lành này, cầu xin Lời Chúa được cháy lên trong trí óc, trên môi miệng và nơi tâm hồn. Cùng vị chủ tế và các vị linh mục đồng tế, với sự ý thức đầy đủ, cộng đoàn sẽ trở thành những người thi hành Lời Chúa, chứ không chỉ là người nghe. Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. (Gc 1,22)

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu 22, 15-21: Bấy giờ những người Pharisêu đi bàn bạc với nhau, tìm cách làm cho Đức Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. Họ sai các môn đệ của họ cùng đi với những người phe Hêrôđê, đến nói với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không cứ bề ngoài mà đánh giá người ta. Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Xêza hay không?” Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Người nói: “Tại sao các người lại thử tôi, hỡi những kẻ giả hình! Cho tôi xem đồng tiền nộp thuế!” Họ liền đưa cho Người một quan tiền. Người hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” Họ đáp: “Của Xêza.” Bấy giờ, Người bảo họ: “Thế thì của Xêza, trả về Xêza ; của Thiên Chúa, trả về Thiên Chúa.”

Người Pharisêu nói với Chúa Giêsu, ‘chúng tôi biết Ngài là một người chân thật. Ngài không thiên vị ai, hay hành động mà không vị nể ai’. Họ đang nói về ai? Ai trên mặt đất này lại không có sự thiên vị riêng tư? Ai lại hành động mà không vị nể người khác ở một mức độ nào đó? Những vị vua Hêrôđê, chống đối Chúa Giêsu, đang nói với Người, ‘chúng tôi biết Ngài là người vững chãi, cũng như chúng tôi biết Ngài nói Lời Thiên Chúa như thể Ngài nghe lời đó. Ngài ăn nói như đấng có quyền thế. Chúng tôi biết Ngài có tất cả và không quan tâm đến việc chúng tôi nghĩ gì về Ngài. Ngài yêu thương chính mình, chấp nhận bản thân và thấy được bản thân mình tốt đẹp. Ngài có tình yêu bản thân rất lớn và bởi vì Ngài yêu thương chính mình, Ngài không phải tìm kiếm sự quý mến của ai cả. Ngài không phải đi khắp nơi để kêu gọi người khác yêu mến Ngài bằng những lời ngon ngọt dành cho họ’.

Khi suy tư về những lời đó, chúng ta có thể tự hỏi: Giống như Chúa Giêsu, chúng ta có yêu thương bản thân, tha thứ cho bản thân, nhận thấy bản thân tốt đẹp như con cái Thiên Chúa không? Chỉ khi yêu thương chính mình, chúng ta mới có thể yêu thương người khác. Chúng ta càng vững vàng bao nhiêu như Chúa Giêsu, thì chúng ta càng có thể phục vụ người khác, và chúng ta càng có khả năng ứng xử với người khác cách thành thực và thẳng thắn.  

Lĩnh vực tâm lý học đang ngày một nhấn mạnh đến tình yêu bản thân. Tất nhiên, Chúa Giêsu đã kêu gọi chúng ta yêu thương. ‘Ngươi phải yêu mến người thân cận như chính mình’ (Mc 12, 31). ‘Cũng thế, chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình’ (Ep 5,28). Tuy nhiên hầu hết các Kitô hữu không ý thức lời mời gọi của Chúa Giêsu là hãy yêu thương chính họ, hãy nhớ rằng chúng ta không thể yêu thương người khác hơn cấp độ ta yêu thương chính mình. Nếu chúng ta nghĩ ta chưa đủ tốt để yêu thương chính mình thì làm sao người khác có thể yêu thương chúng ta? Trong xã hội Kitô giáo ngày nay, thiếu tình yêu chính mình là một vấn đề lớn. Mọi người cũng gặp khó khăn khi tin Chúa Giêsu yêu họ vì hầu hết được đào tạo theo mô hình Kitô giáo với lối nhìn rất tiêu cực. Trong những năm đầu đời, chúng ta đã được đào tạo để nhìn Thiên Chúa như một vị quan toà, Người đang chờ chúng tôi làm sai để trừng phạt hơn là nhấn mạnh những bài giảng của Chúa Giêsu về  tình yêu, sự đón nhận và tha thứ.  Tin mừng đang nói với chúng ta giống như Chúa Giêsu đã yêu thương chính Ngài - và đã rao giảng về chính bản chất của Ngôi Lời, dù có những kết quả không mong đợi. Ngài đang kêu gọi chúng ta đến với chính tình yêu đó, để chúng ta có thể công bố Tin Mừng và không phải tìm cách lấy lòng người khác.

 

Học Viện Thánh Thể chuyển ngữ

từ tác phẩm “Healing Through The Mass” của Lm. Robert Degrandis, SSJ (Makati: St. Paul Publications, 1988

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập