Ngày 10/11

Ngay khi rước lễ, Chúa chúng ta chiếm ngự trọn vẹn trên người ấy, Ngài để lại một ký ức và dấu vết không thể xóa nhòa về đường lối của Ngài: nó giống như một vương quốc được chiếm ngự, ở đó Ngài ngự trị ít là một vài ngày.” (Gửi cho Nữ Bá tước ở Fraguier, tháng 02 năm 1866).

Ngay trong thời sứ vụ công khai của Đức Giê-su, chúng ta nhận thấy rằng khi một người bằng một cách nào đó được bước vào trong tương quan với Đức Giê-su, thì ngay lập tức đưa đến mối tương quan bằng hữu khăng khít. Cách cụ thể, chúng ta thấy điều này khi Phi-lip-phê, chính ông đã gặp Đức Giê-su, thì đã quay về ngôi làng của mình và kể lại cho người bạn thân Na-tha-na-en về Ngài. Thậm chí ông còn tự nguyện giới thiệu Na-tha-na-en cho Đức Giê-su và ngay lập tức mối tương quan được thiết lập, chúng ta thấy Đức Giê-su đã đón nhận. Khi những lời nhận định của Đức Giê-su đi thẳng vào lòng Na-tha-na-en, chúng để lại một ký ức không thể xóa nhòa và rồi ông còn quay trở lại thêm nữa, ngay khi chẳng được đề cập nhiều trong các sách Tin Mừng, thì hẳn cũng cho thấy điều đó chẳng có gì quá nổi bật hay khác thường!

Chúng ta thấy điều tương tự đã xảy đến cho rất nhiều người khác nữa, một trường hợp đáng được ghi nhận về dân làng Sa-ma-ri, từ cuộc gặp gỡ chào hỏi với người phụ nữ ở đó, để rồi chính cô đã quay trở lại ngôi làng và nói cho mọi người biết rằng cô đã gặp một con người lạ thường, người này đã nói mọi điều về cuộc đời của cô… Dân làng đã tuôn đến với Đức Giê-su, nhưng sau khi họ ở với Ngài trong khoảng thời gian ngắn ngủi (2 ngày), họ đã nói với người phụ nữ ấy, “Giờ đây, chúng tôi tin, không còn phải vì lời chị kể nữa! Quả thật, chính chúng tôi đã nghe và biết…” (Ga 4,4-42). Và điều tương tự cũng đã xảy đến trong cuộc đời của chúng ta. Trong công tác tông đồ nhằm đưa người ta đến với Đức Giê-su, tất cả những gì chúng ta cần làm là hãy đặt họ trong sự đụng chạm với Ngài, có thể qua giờ cầu nguyện ngẳn ngủi, hay một dấu chứng chúng ta làm với tất cả lòng nhiệt thành. Khi người ta trực tiếp cảm nếm được sự tốt lành và đầy xót thương của Đức Giê-su, thì khi đó chúng ta có thể an toàn rút lui để họ lại trong tình bạn hữu với Đức Giê-su, họ sẽ làm phần còn lại!

Tuy nhiên, chúng ta đừng tưởng rằng kiểu cuốn hút dành cho Đức Giê-su như thế sẽ luôn diễn ra trong mọi lúc khi chúng ta đưa một người nào đó đến với Ngài. Nhiều lần xem ra không thấy có thay đổi tỏ tường nào nơi những người mà chúng ta đưa đến với Ngài, thế nhưng chúng ta không nên lo lắng về điều đó. Tất cả những gì Đức Giê-su muốn chúng ta là hãy trao cho Ngài một cơ hội tốt và thật sự là Ngài chẳng bao giờ bắt ép người ta bằng bất cứ cách nào, thế nhưng chúng ta cũng cần xác tín rằng Ngài có những cách thế riêng để cuốn hút những người con yêu dấu của Thiên Chúa quay trở về với Chúa Cha. Ngài có thể chờ đến giờ của mình và nhắm vào đúng thời khắc thích hợp nhất, nói chung đó là thời khắc cấp thiết nhất của họ. Vì, kinh nghiệm đã cho thấy chúng ta dể bị tổn thương nhất trong tình yêu khi chúng ta muốn hay khi chúng ta có chuyện muộn phiền về điều đó. Khi nhìn thấy lòng rộng lượng và sự ân cần mà Chúa đã chăm sóc cho những nhu cầu của chúng ta, thì tự nhiên, chính chúng ta muốn quay trở lại với Ngài luôn mãi, và ngay cả trước khi biết chuyện gì chắc chắn sẽ xảy ra, chúng ta đã thấy mình được tình yêu kỳ diệu của Ngài cầm giữ.

Tình yêu này sẽ tăng triển mau lẹ hơn nữa nếu chúng ta có thể trở thành những đại sứ cho tình yêu của Ngài như khi chúng ta làm chứng trước mặt những người khác. Lại nữa, tất cả những gì chúng ta cần làm là đưa những ứng sinh đầy triển vọng vào trong mối tương quan với Thiên Chúa và rồi để phần còn lại cho Ngài. Và rồi tất cả chu trình sẽ bắt đầu trở lại. Quả thật, chẳng có gì dễ dàng hơn là một tông đồ của tình yêu cho Đức Giê-su! Vì khi giúp những người khác đến với Đức Giê-su là chính chúng ta đang kéo khoảng cách gần với Ngài hơn rất nhiều so với trước đây

  Lm. Erasto Fernandez, sss

     Bạch Dương, sss chuyển dịch. 

 

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập