Mùa Chay Sống

Ông bà thường nhắc nhở con cháu phải lưu tâm để ý đến việc : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ”. Nhờ sự lưu tâm để ý này mà mọi người trong cuộc sống luôn có sự hài hòa, đầm ấm, yêu thương, tối lửa tắt đèn có nhau... tránh được việc làm mất lòng nhau, hay đèn nhà ai nhà ấy sáng. 

Dĩ nhiên, trong việc : “ Học ăn, học nói, học gói, học mở ” này được thực hiện cho hết cả một đời người, chứ không chỉ có một giai đoạn nào cần thiết, và cũng uyển chuyển, chứ không có cứng nhắc, vì nhỏ thì có sự giao tiếp của nhỏ; lớn thì có sự giao tiếp của người lớn, và với người lớn thì mức độ tương quan rộng lớn liên quan tới gia đình, tới họ hàng, tới làng xã.

Nhờ sự lưu tâm để ý này, mà đời sống của từng người đã có những nét đẹp không thể nào chê được, ngoài ra nét đẹp này không nhạt nhòa theo năm tháng của đời người mà mỗi ngày thêm một dấu ấn khó phai.

Từ sự nhắc nhớ của ông bà mà mỗi người cần phải có trong cuộc sống, chúng ta đi tới điều mà Giáo Hội nhấn mạnh khi Mùa Chay Thánh về với từng người tín hữu, và Giáo Hội hằng mong muốn các tín hữu sống một cách trọn vẹn. Trong Mùa Chay năm nay, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh đến chủ đề: “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”. Nói cách khác là “ Lắng nghe Lời Chúa để nhận ra và phụng sự Chúa Kitô trong tha nhân, nhất là những người cùng khổ” qua hình ảnh người nghèo Lazarô trước cổng nhà người phú hộ.

Dĩ nhiên là Mùa Chay năm nào chẳng vậy. Đúng là như thế, nhưng ta tự hỏi trong những Mùa Chay vừa qua ta đã sống ra sao, và có được những gì?

Trả lời câu hỏi trên một cách tới nơi tới chốn, ta sẽ nhận ra một cách nào đó về những gì mà Giáo Hội đề cập đến.

Bước vào Mùa Chay khởi đi từ thứ tư lễ tro, trong ngày khởi đầu này, Giáo Hội mời gọi ta hãy làm các việc: Ăn chay, cầu nguyện, hy sinh.

Làm các việc, chứ không là chỉ tuân giữ một vài việc vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh là xong, là đủ!

Bởi vì, ta cứ nghĩ đơn giản là trong suốt 40 ngày Mùa Chay ta chỉ cần tuân giữ có 02 ngày thì liệu có “ đầy đủ ” không? Hay là nếu cố gắng lắm thì mới có tiến vào được bên rìa của Mùa Chay, thế thì làm sao để Mùa Chay ghi dấu ấn trong con người mà bước tới Mùa Phục Sinh với Đức Kitô được? Ngay cả khi ta ra sức tập luyện suốt 40 ngày chay thánh cũng chưa nhập tâm, huống hồ là những ngày khác trong cuộc sống này có đủ mọi thứ lôi cuốn ta xa Chúa nữa!

Vì vậy, để Mùa Chay đem lại nhiều ơn ích cho bản thân thì phải luyện tập không ngưng nghỉ, và hai ngày thứ Tư Lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh được coi như là hai điểm nhấn quan trọng giúp ta nhận biết ta đã đi được tới đâu trong mùa chay này để điều chỉnh cho đúng, cho phù hợp với thiên chức là con cái của Chúa...

Kết thúc năm 2016, cộng đồng mạng đã được xem Vietnamnet ghi lại những hình ảnh đẹp, rất cảm động về tình cảm vợ chồng, cha con, bà cháu, tình yêu động vật... những hình ảnh đã khiến hàng triệu trái tim lay động, với những cảm xúc không thể nào quên. 

cho ta vui mừng, phấn khởi mà tiếp tục bước tới cùng với mọi người. Nhưng rồi những ngày đầu năm về chứng kiến các lễ hội diễn ra, ta chợt thở dài, ngao ngán......

Tình trạng tranh cướp lộc xảy ra trong buổi sáng tại hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn, Hà Nội). Sau khi làm lễ cung tiến lễ vật lên đức Phù Đổng Thiên Vương, đoàn rước giò hoa tre được nhiều thanh nhiên bảo vệ tiến về đền Trình “tất lễ tranh lộc”. Khi đoàn rước vừa hạ giò hoa tre xuống, hàng trăm thanh niên đã cùng lao vào tranh lộc.

Không khí tranh cướp kiệu trầu cau ở đền Hạ hội Gióng còn hỗn loạn, căng thẳng hơn. Người dân địa phương quan niệm nếu cướp được lộc trầu cau sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong việc lấy vợ, lấy chồng. Vì thế tham gia cướp lộc trầu cau đều là những thanh niên trai tráng địa phương.

Tại Chùa Hương thì đạp cỏ trèo tường, chen nhau tranh lộc. Số lượng vòng lộc có hạn mà lượng người mong muốn nhận được lại quá lớn nên có những hình ảnh giành giật tàn bạo như trên diễn ra là không tránh khỏi.

Không chỉ người lớn mà còn có cả người già, trẻ nhỏ, phụ nữ cũng chen nhau lên phía trước, tranh giành xin bằng được vòng lộc.

Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng ngay sau giờ khai ấn, hàng nghìn người dân đã xô đẩy nhau ùa vào đền Trần trong tiếng còi bất lực của cảnh sát.

Rồi một số lễ hội khác cũng tương tự.... Như vậy, đến những nơi linh thiêng này mà vẫn còn lòng tham sâm si thì sẽ được cái gì?

Nhìn ra, rồi nhìn vào, ta chỉ cần dừng lại nơi cuộc hành trình của các thánh, của những người đạo đức là rõ. Điển hình như Thánh Cả Giuse mà Giáo Hội mừng kính trong tháng này, ta thấy ngài đã có cuộc khởi đầu, nhờ có sự chuẩn bị đó mà ngài mới có thể vượt qua được những cám dỗ cùng những thách đố đầy gay cấn mà chu toàn bổn phận Thiên Chúa đã đặt để.

Nên nhớ một điều là không có gì là tự nhiên, hay tự trên trời rớt xuống! Mà tất cả mọi sự đều có một quá trình rèn luyện gian khổ, vất vả... đầy những hy sinh, từ bỏ.

Do đó, nếu ta sống trọn vẹn lời ông bà dạy dỗ, ta sẽ trở thành một con người thành toàn, cho dù có phải hy sinh, mất mát... cũng như việc ta quyết tâm sống hết mình trong Mùa Chay năm nay theo như mong muốn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô: “Lời Chúa là một hồng ân. Tha nhân là một hồng ân”, thì cuộc đời là mỗi Kitô hữu sẽ đầy vui mừng phấn khởi, vì ta đã bước cùng với Đức Kitô đi vào mầu nhiệm Phục sinh ngay từ hôm nay.

Thiên Quang sss

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập