Đúng rồi, người con gái đạo hạnh, Thiên Chúa đã thực sự yêu thương con. Cuộc sống của con là một công trình của ân sủng và lòng thương xót. Con phải thân thưa với Ngài, “Lạy Thầy Nhân Lành của con, Ngài đã yêu thương con quá bội đang khi con chẳng yêu mến Ngài, giờ đây điều con muốn làm là yêu mến Ngài và khao khát một con tim hoàn hảo để yêu mến Ngài nhiều hơn, ngay lúc này đây chính Ngài đã yêu thương con nhiều biết là dường nào.”

(Gửi cho Bà Eulalie Tenaillon, tháng 02 năm 1866)

 

Bà Eulalie là một trong những người con thiêng liêng của Cha Eymard và chúng ta có thể nói rằng Cha biết khá rõ về bà, cách cụ thể về con đường mà bà đã bước theo trên hành trình thiêng liêng của mình. Và ngay khi việc phác họa chính xác về con đường ấy không rõ ràng với chính người có liên hệ, thì người bên ngoài lại có thể nhìn thấy rõ tính phức tạp cấu thành nên con đường thiêng liêng đó. Như vậy, chắc hẳn Cha Eymard đã thấy rõ “sự liên kết của ân sủng và lòng thương xót” trong cuộc sống của bà. Thực ra, điều này là thật với mỗi người khi hành trình thiêng liêng của họ thực sự bắt đầu bằng một hành động cao thượng về lòng nhân hậu và thương xót từ nơi Thiên Chúa, Người Cha luôn yêu thương của chúng ta. Chính Ngài đã lôi kéo con người đến với Ngài và còn làm cho họ nhận biết được muôn vàn ơn phúc của Ngài.

Nhưng rồi, thông thường sau một giai đoạn ngọt ngào ban đầu, đó là giai đoạn được Chúa tuôn đổ dồi dào ơn phúc, thì tiếp đến là một giai đoạn khô khan nguội lạnh. Khi niềm tin của ứng viên bị thử thách thì đây chính là thời gian chủ yếu nhằm xác định xem họ có được cuốn hút đến với Thiên Chúa chỉ vì họ là quà tặng hơn là vì sự tốt lành của chính họ hay không. Trong giai đoạn này, họ cảm thấy không thích cầu nguyện, có lẽ do tưởng tượng là Thiên Chúa không còn yêu thương họ như trước đây nữa. Đây là lúc niềm tin phải tiến đến chỗ giải thoát. Chính vì thế, Cha Eymard đã đưa ra một lý do phù hợp cho người con thiêng liêng để bám chặt vào tình yêu của Thiên Chúa trong suốt giai đoạn khô khan nguội lạnh này. Và cách lập luận của Cha hoàn toàn hợp lý: nếu Thiên Chúa đã luôn yêu thương chúng ta quá bội ngay khi hầu như chúng ta chẳng cảm nhận được tình yêu của Ngài, thế thì lẽ nào Ngài lại không yêu thương chúng ta hơn nữa (ngay khi chúng ta không cảm thấy và nhận thức rõ về tình yêu của Ngài) khi chúng ta thực tâm khao khát yêu mến Ngài?!? Khi chúng ta có thể bám chặt được vào Thiên Chúa thì dù có cảm nhận được tình yêu và lòng nhân hậu của Ngài hay không cũng không quan trọng, và rồi chắc chắn, chúng ta vẫn luôn tiến những bước thật dài trong đời sống thiêng liêng của mình.

Một dòng suy tư khác có thể giúp cho tình huống này, đó là Thiên Chúa tự thân là tốt lành, điều đó có nghĩa bản chất nội tại của Ngài là yêu thương. Chính vì thế, dù chúng ta có đáp trả hay không, dù chúng ta có tốt lành hay sâu xa, Ngài vẫn không ngừng yêu thương chúng ta. Tình yêu của Thiên Chúa giống như mặt trời không ngừng chiếu sáng. Thậm chí ngay khi chúng ta đặt mình ngoài tầm ảnh hưởng, thì mặt trời vẫn cứ chiếu sáng. Cũng vậy, Thiên Chúa yêu thương chúng ta luôn mãi. Khi đặt trọn niềm tin vào tình yêu của Ngài, chính chúng ta là người được hưởng lợi nhiều nhất từ hành động của niềm tin ấy. Để rồi chúng ta lại tiếp tục vươn tới tình trạng tin tưởng vào tình yêu của Ngài ngay khi chẳng cần dấu hiệu khả giác về tình yêu ấy. Đây là những gì ngôn sứ Kha-ba-cúc nói một cách mạnh mẽ trong bài ca của ông. “Thật thế, cây vả không còn đơm bông nữa, cả vườn nho chẳng được trái nào. Quả ô-liu, đợi hoài không thấy, ruộng đồng chẳng đem lại gì ăn. Bầy chiên dê biến mất khỏi ràn, ngó vào chuồng, bò bê hết sạch. Nhưng phần tôi, tôi nhảy mừng vì Đức Chúa, hỷ hoan vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi. Đức Chúa là Chúa Thượng, làm cho tôi mạnh sức, cho đôi chân này lanh lẹ tựa chân nai, và dẫn tôi đi trên đỉnh núi cao với” (Kb 3,17-19). Hạnh phúc thay kẻ bám chặt vào Thiên Chúa bất chấp mọi khó khăn mà chẳng cần sự ủi an nâng đỡ, họ vẫn thanh thản và bình lặng ngay giữa những đau khổ tột cùng. Người như thế quả là một chứng nhân có sức tác động mạnh mẽ trên hết thảy mọi người chung quanh!

 

Lm. Erasto Fernandez, sss

          Bạch Dương, sss chuyển dịch.

 

 

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập