TỪ BỮA ĂN GIA ĐÌNH

ĐẾN BÀN TIỆC THÁNH THỂ

 

Bữa ăn trong gia đình là điều mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với tất cả mọi người. Bữa ăn là nơi đậm chất người và có lẽ là nơi người ta sống thật nhất. Nơi đó, bầu khí gia đình, một tổ ấm được tạo nên. Trong bữa ăn, có sự đón tiếp, bắt tay, trao đổi, chia sẻ, tâm tình...

Tất nhiên, khi nhắc đến bữa ăn thì bữa ăn dĩ nhiên đơn thuần là vật chất (cơm, bánh…) nhưng nó cũng hết sức tâm linh (chia sẻ, nhường nhịn, tôn trọng, cởi mở, tâm sự).

Nếu mỗi gia đình, mỗi cộng đoàn đều được quy tụ quanh bàn ăn, thì Bàn Tiệc Thánh Thể cũng chính là nơi quy tụ cộng đoàn Kitô hữu.

“Họ chuyên cần với giáo huấn các Tông Đồ

và sự hiệp thông, việc bẻ bánh và kinh nguyện" (Cv 2,42).

Bữa ăn tạo nên tổ ấm gia đình còn Bí Tích Thánh Thể tạo nên cộng đoàn Kitô hữu.

Cũng dựa vào những khía cạnh trong bữa ăn, chúng ta có thể dừng lại ở một vài khía cạnh trong Bữa Tiệc Thánh Thể: thời điểm cử hành, nơi cử hành, nơi sự thật hiện diện và nơi sự sống phát triển.

A. Thời Điểm Cử Hành

Nền văn minh hiện đại làm cho ý thức cá nhân được nâng cao. Càng tiến bộ thì càng phân chia, chuyên biệt hóa. Ai ai cũng có chương trình sống của riêng mình. Thật may còn có các bữa ăn, trong đó mọi thời gian riêng phải tạm thời gác sang một bên để cùng nhau thưởng thức, cùng nhau chia sẻ…

Người Việt Nam thường nói: “Trời đánh tránh miếng ăn! ” thật thâm thúy. Thời khắc khi dùng bữa dường như rất đỗi thiêng liêng mà người ta dành cho nhau, sống với nhau, gạt bỏ tất cả mọi lo âu, toan tính trong cuộc sống.

Ăn cái đã!”, câu nói có vẻ dung tục; nhưng ngược lại, ý muốn nói rằng đây là thời khắc đặc biệt, nó cần phải xảy ra liên tục, trọn vẹn, không ai và không điều gì có quyền phá vỡ. Cứ nhìn vào bữa ăn thì có thể biết rõ về một gia đình!

Mỗi người đến dùng bữa với thời gian riêng, đời sống riêng của mình. Nhưng khi đã ngồi vào bàn thì tất cả phải hòa nhập chung để sống trọn vẹn cho bữa ăn.

Thời gian của Bí Tích Thánh Thể là thời gian mà Thiên Chúa sống trọn vẹn cho chúng ta, cho con người và vũ trụ này; hay có thể nói đó chính là “Giờ” (kairos) mà Thiên Chúa viếng thăm và cứu chuộc (x. Lc 1,68). Vì thế, Giờ” đó trở thành giờ chung của mọi người và giờ riêng của mỗi người.

Thời gian của Bí Tích Thánh Thể có thể là phút chốc mà như là vĩnh cửu, đó là tùy thái độ của từng chủ thể. Maria là người đã đón tiếp và sống thời gian như thế: “Mácta, Mácta ơi, chị băn khoan lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Maria đã chọn phần tốt hơn và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10,41-42).

Thời gian “sẽ không bị lấy đi”. Đó là thời gian chung giữa con người với Thiên Chúa, giữa con người với nhau, và phải chăng đó là khoảnh khắc vĩnh cửu?

B. Nơi Cử Hành

Tổ chức một bữa ăn bao giờ cũng phải tính đến số lượng thực khách để sắp xếp nơi chốn và không gian. Một bữa ăn bao giờ cũng phải đủ chỗ cho tất cả thực khách. Bàn ăn là nơi ta có thể đoán ra số thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn. Nơi khác có thể thiếu chỗ nhưng còn bàn ăn thì không.

Bàn ăn chật hay rộng không quan trọng. Nếu muốn rộng thì nới ra cho thoải mái và “thêm đũa thêm bát”, còn nếu muốn chật thì xích lại cho ấm cúng. Và món ăn cũng vậy, không quan trọng lắm vì “nhiều no ít đủ”. Quả thật, không gian bữa ăn là nơi của sẻ chia, của tôn trọng và nhường nhịn lẫn nhau. Nó rất linh động, co giãn cũng là để đủ chỗ cho tất cả mọi người.

Nếu nơi bàn ăn luôn đủ chỗ cho mọi người thì bàn tiệc Thánh Thể càng muôn trùng hơn thế. Quả thực, không gian Bí Tích Thánh Thể là cảnh vực thần linh” bao trùm cả vũ trụ nhân sinh.

Chúng ta có thể hình dung không gian mênh mông đó qua một kinh nghiệm thần bí của cha Teilhard de Chardin: Trong lúc nhân loại chúng ta chăm sóc vũ trụ vật chất và trong lúc Mình Máu Thánh Đức Kitô thánh hóa nhân loại chúng ta, thì cuộc biến hình Thánh Thể vượt qua và hoàn tất việc biến thể của tấm bánh trên bàn thờ. Dần dà, cuộc biến hình đó nhất thiết phải lan khắp vũ trụ.  

(Teilhard de Chardin, “Cảnh vực thn linh”, trang 159)

Bí Tích Thánh Thể là nơi “đủ chổ” cho mọi thực tại, mọi phận người: “…Mau ra các nơi công cộng và đường phố trong thành, đưa các người nghèo khó, tàn tật, đui mù, què quặt vào đây”. Đầy tớ nói: “Thưa ông, lệnh ông đã được thi hành, mà vẫn còn chỗ.” Ông chủ bảo người đầy tớ: “Ra các đường làng, đường xóm, ép người ta vào đầy nhà cho ta…”(Lc 14,21-23).

C. Nơi Sự Thật Hiện Diện

Bữa ăn là “nơi sự thật hiện diện”. Quả thật, khi ngồi vào bàn ăn, dường như người ta dễ sống thật với nhau hơn khi ngồi nơi bàn làm việc. Người ta sẵn sàng nói, sẵn sàng thổ lộ những điều mà nơi khác không thể nói được.

 Trong mầu nhiệm cứu chuộc, chắc chắn không có “nơi” nào mà Thiên Chúa lại mặc khải trọn vẹn sự thật về Người, về ơn cứu độ của Người như nơi Bí Tích Thánh Thể. Bởi lẽ “Bí Tích Thánh Thể là Đức Kitô hiện diện trong giây phút hiện tại" và chính “Thần Khí dẫn đưa ta vào Sự Thật” đó.

Nói đơn giản hơn, không nơi nào mà Thiên Chúa lại sống “chân tình” với chúng ta trọn vẹn như nơi Bí Tích Thánh Thể.

Do đó, bàn tiệc Thánh Thể phải là nơi mà người Kitô hữu có thể và phải sống thật nhất, chân tình nhất với Thiên Chúa. Matthêu đến với Chúa trong tất cả con người thật của mình: nơi bàn thu thuế (x. Mt 9,9; Lc 5,27-31); Giakêu cũng vậy (x. Lc 19,l tt); còn người phụ nữ ngoại tình đến với Chúa bằng những giọt nước mắt ăn năn (x. Lc 7;36 tt).

Còn Giuđa đến với Chúa, đồng bàn với Người bằng sự dối trá. Chính vì thế, “Vừa chịu lấy miếng ăn, lập tức y đi ra và trời đã tối” (Ga 13,30).

“Trời đã tối” phải chăng là ngẫu nhiên hay vì dối trá trong lòng của Giuđa?

D. Nơi Sự Sống Phát Triển

Trong mỗi bữa ăn, thân thể ta được nuôi dưỡng; sự sống được phát triển. Nhưng sự sống ở đây không chỉ theo nghĩa thể lý và sinh lý mà còn theo nghĩa tinh thần nữa. Nơi bữa ăn, tình bạn được nuôi dưỡng và thăng hoa. Gia đình quây quần bên mâm cơm để căn nhà trở thành tổ ấm rộn ràng tiếng cười. Quả thật, bữa ăn là nơi gìn giữ, nuôi dưỡng và làm tươi mới các mối tương giao.

Nơi bàn tiệc Thánh Thể, chúng ta được nuôi dưỡng không phải bằng thứ lương thực hư hoại mà là thứ lương thực thần thiêng, lương thực đem lại thần khí sự sống (x. Ga 6,58).

“Chính tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.

Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6,51 ).

Nếu cơm bánh nuôi dưỡng sự sống thể lý đồng thời nuôi dưỡng tương giao con người, thì cũng vậy, Thánh Thần là sự sống cho mỗi Kitô hữu cũng đồng thời là sự sống cho cộng đoàn tham dự. Thánh Thần sự sống là Thánh Thần thông hiệp (communion). "Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô(Kinh tạ ơn II). “…và khi chúng con được Mình và Máu Con Cha bổ dưỡng, được đy tràn Thánh thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thn trong Đức Kitô. (Kinh tạ ơn III).

Chính vì thế, ta có thể đánh giá sức sống của một gia đình, một cộng đoàn Thánh Thể dựa trên tiêu chuẩn đúng nhất là sự hiệp thông, duy nhất nơi gia đình, nơi cộng đoàn đó. Một cộng đoàn chia rẽ thì không thể nói về “một thánh lễ sốt sắng”, cũng như một gia đình tan nát không thể nào nói về “bữa ăn ấm cúng” của gia đình mình!

 

Dấu ái,sss

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập