“Chẳng dành điều gì cho mình trong tương quan với những người khác. Chẳng có điều gì do mình trong đời sống tu sĩ. Chẳng một điều gì nơi mình trong cầu nguyện và tạ ơn. Đừng tìm kiếm điều làm mình thỏa mãn trong việc phụng sự Thiên Chúa. Hãy làm vui lòng Thầy chí thánh của các con, hãy vui mừng khi thấy chị em của con yêu mến và phụng sự Ngài…” (Gửi cho Mẹ Guyot, tháng 02 năm 1866).

 

Một lần nữa Cha Eymard nói một cách hùng hồn khi đề cập đến mầu nhiệm vượt qua trong cuộc sống của chúng ta, giống như ngài từng khuyên một người con thiêng liêng khác của ngài. Thật là ngạc nhiên khi chúng ta dễ dàng quên đi nguyên tắc thiêng liêng quan trọng này do nhiễm phải cảnh huyên náo của cuộc sống hàng ngày. Chỉ những ai được đào luyện theo những nguyên tắc này cách sâu xa mới dễ dàng nhận thấy nó luôn thiếu trong cuộc sống của một ai đó ngay khi họ bắt đầu đề cập về những khó khăn thiêng liêng của họ.

Những gì đáng chú tâm là cách thức Cha Eymard chỉ rõ về những lãnh vực mà nguyên tắc này cần được áp dụng vào. Nhìn chung, một người đang gặp phải những khó khăn sẽ tìm kiếm sự cảm thông và an ủi cho giá trị bản thân họ bằng cách tiến sâu và tập trung vào các mối tương quan cảm thông như thế. Như vậy, chúng ta mong muốn những người bạn tốt luôn ở bên mình đặc biệt khi chúng ta suy sụp về mặt tình cảm. Thế nhưng trong những khoảng khắc ấy, nếu chúng ta vẫn kiên định không tìm kiếm gì cho “chính mình” trong tương quan với những người khác, thì hẳn cuộc vật lộn ấy sẽ giành được thắng lợi.

Một lãnh vực khác, ở đó Cái Tôi tỏ rõ cái đầu xấu xa của nó, đó là các thành công của chúng ta, chúng thuộc về vật chất hay tinh thần, chúng khơi lên cái khuynh hướng muốn mình được ca ngợi. Vì thế, chúng ta phải luôn nhắc nhở mình rằng chúng ta chẳng thể tự mình làm được điều gì, giống như cành không thể tự mình sinh ra hoa trái được, trái lại mọi nỗ lực của chúng ta rồi cũng tự động tan biến. Tuy nhiên, thói quen luôn cộng tác với Thiên Chúa trong mọi việc chúng ta làm là một điều gì đó mà điều ấy chỉ đến nơi những chọn lựa được lặp lại một cách có ý thức.

Lãnh vực thứ ba Cha Eymard chọn lựa là cầu nguyện. Trong cầu nguyện, chúng ta sẽ cảm nhận được chính mình, và những tác động và sáng kiến của chúng ta là rất quan trọng trong cầu nguyện. Chỉ cần một chút suy tư cũng gợi cho chúng ta thấy: trong cầu nguyện, những gì chúng ta làm sẽ không quan trọng bằng những gì chúng ta để cho Thiên Chúa làm trong chúng ta. Chính Ngài nắn hình và khuôn đúc chúng ta, vì thế tất cả những gì chúng ta cần làm là hãy trở nên giống đất sét trong bàn tay của người thợ gốm. Khi Thánh Thần tự do ngự trị trong cuộc đời chúng ta đó là khi việc cầu nguyện của chúng ta có hiệu quả và sinh nhiều hoa trái nhất. Sau cùng, Cha Eymard kết thúc lời khuyên của mình bằng cách khẳng định rằng trong tất cả mọi sự, chúng ta chỉ tìm kiếm thiện ý và ước muốn của Chúa Cha trên trời, Đấng chúng ta phụng sự và không một điều gì khác… xem ra đó là điều rất khó khăn vì dường như chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào việc tán thành và chuẩn nhận của con người!

Quả là được giải thoát khi chúng ta có thể để cho mình được tự do khỏi nhu cầu sâu kín đối với sự tán thành và chuẩn nhận của những người khác về tất cả những gì chúng ta làm! Chúng ta thấy mình được tự do ngay với việc nghĩ về mình, ngay với sự mạo hiểm trong khi thực hiện một điều gì đó mới mẻ, ngay với cái kinh nghiệm của việc run lên trước một thành công mới đầy mạo hiểm! Chết đi cho cái tôi trong tất cả sự biểu lộ của nó là phương thế duy nhất của việc đạt được thành công thiêng liêng, hay của việc mở rộng vương quốc Thiên Chúa, chứ không phải vương quốc của chính chúng ta! Và chẳng phải việc chịu trách nhiệm về hành động của mình là một dấu chỉ thực sự về sự phát triển và trưởng thành sâu xa trong nội tâm của đời sống thiêng liêng hay sao?!

 

Lm. Erasto Fernandez, sss

Bạch Dương, sss chuyển dịch.

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập