(Tiếp theo kỳ trước…) 

  BÀI 37 E

Giảng thuyết

“Tại sao Cha lãng phí thời gian của mình vào bài giảng Chúa Nhật?” Cô gái tuổi thiếu niên đã lạnh lùng ngăn tôi ngay tại chỗ. Khi đó, tôi là linh mục trẻ đang rao giảng tất cả những gì tôi có. Cô bé này đã hoàn toàn vô hiệu hóa tôi. Tôi đã nói vài lời biện minh và làm một cuộc rút lui vội vàng. Vài tuần sau, tôi nghiền ngẫm về hiệu quả của việc rao giảng. Những ký ức của các nhà rao giảng từ thời niên thiếu của tôi đã tăng lên trong tâm trí tôi. Vâng, chúng đã tạo nên một sự khác biệt. Chúng đã có một tác động đến tâm trí trưởng thành của tôi. Trên tất cả, tôi nhớ giá trị mà cha tôi đặt vào trong các bài giảng Chúa Nhật. Kể từ đó, tôi đã được thuyết phục vững chắc về sức mạnh mà có thể hiện diện trong bài giảng Chúa Nhật.

Cha Joseph A. Hughes, viết trong tạp chí Giảng Thuyết và Mục Vụ (Homiletic and Pastoral Review), phát hành vào tháng 10 năm 1980: “Trái ngược với quan điểm chung rằng các bài giảng không cần thiết hoặc vô dụng, những người giáo dân nói rằng họ đến với phụng vụ Chúa Nhật vì sự thật, sự hướng dẫn và sự động viên”.

Những lời của Đức Giêsu nối kết với ngày nay như khi chúng được thốt ra: “Dọc đường hãy rao giảng rằng: ‘Nước Trời đã đến gần’” (Mt 10,7). Mỗi linh mục đã khai thác một vài kỹ thuật cho việc giảng thuyết. Tôi tin rằng chúng ta cần chia sẻ với nhau về những gì đã giúp ích cho mình. Sau đây là một vài nguyên tắc đã chứng minh sự hữu ích cho tôi.

CẦU NGUYỆN MỘT GIỜ TRƯỚC KHI CHIA SẺ BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT. Nếu chúng ta đặt trong thời gian cầu nguyện, Chúa Thánh Thần sẽ tác động vào chúng ta và cộng đoàn để bài giảng của mình có hiệu quả hơn. Là người có đức tin, chúng ta phải tin điều đó. “Anh em cứ xin thì sẽ được …” (Mt 7,7).

NÓI RA KINH NGHIỆM CÁ NHÂN. Chia sẻ những gì Chúa đã làm trong cuộc sống của bạn và những đoạn Kinh Thánh có ý nghĩa gì đối với bạn. Mọi người muốn biết sự phấn đấu và sự hiểu biết bên trong của chúng ta. Mọi người quan tâm đến mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa.

SỬ DỤNG KINH THÁNH CÁCH THƯỜNG XUYÊN. Bài giảng là một sự giải thích Kinh Thánh Chúa Nhật, nhưng chúng ta mang đến những đoạn Kinh Thánh khác để hỗ trợ. Ngày nay, mọi người đọc Kinh Thánh nhiều hơn và thật quan trọng khi chúng ta sử dụng chúng tốt và thường xuyên.

DÙNG NHỮNG CÂU CHUYỆN VÀ HÌNH ẢNH MINH HỌA TỪ TRUYỀN HÌNH VÀ BÁO CHÍ. Con người bị hướng về phương tiện truyền thông và chúng ta càng có thể sử dụng các hình minh họa quen thuộc, chúng ta càng thu hút sự chú ý của họ. Một linh mục sử dụng bìa tạp chí Time làm minh họa hàng tuần cho bài giảng của mình. Một người khác sử dụng báo Chúa Nhật trong bài thuyết giảng.

CHIA SẺ “TIN MỪNG” CỦA ĐỨC GIÊSU KITÔ. Chúng ta sống trong một thế giới thất vọng và mọi người cần một sự nâng đỡ. “Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Chỉ có Đức Giêsu mới có thể đưa ra những câu trả lời cho sự hạnh phúc trong thế giới hạt nhân này. Chúng ta hãy đem sự hy vọng đến một quốc gia thất vọng.

LÊN GIỌNG MỘT HOẶC HAI LẦN TRONG MỘT BÀI GIẢNG. Chúng ta cần nhấn mạnh những gì chúng ta đang nói. Một nhà giảng thuyết đã nói với một linh mục Công giáo: “Chúng tôi rao giảng, các linh mục diễn thuyết!” Sự nhiệt tình đôi khi còn thiếu và mọi người cần nghe chúng ta để có một chút hào hứng về Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô.

NÓI VỀ CÁC CHỦ ĐỀ THỰC TẾ. Đôi khi mọi người nói rằng chúng ta đang ở một cấp độ khác và bỏ quên những nhu cầu của con người. Chúng ta phải làm cho thực tế và có liên quan đến các chủ đề quan trọng của Tân Ước: Đức Giêsu Kitô là ai? Sự tha thứ, Đức tin, Cầu nguyện, Sự công bằng, Tự chấp nhận, Tình yêu.

HÃY TÍCH CỰC VÀ TRUYỀN CẢM HỨNG. Con người được biến đổi bởi gặp gỡ Con Người của Đức Giêsu Kitô trong một cách thức thực tế. Chúng ta càng có thể giới thiệu họ đến với Thiên Chúa một cách đầy cảm hứng thì càng tốt. Một vài người phàn nàn rằng họ đã thất vọng khi những bài giảng tiêu cực. Chúng ta đang giảng thuyết để đặt con người vào trong ngọn lửa tình yêu của Đức Giêsu.

CUNG CẤP TÀI LIỆU TIẾP THEO. Tôi luôn cố gắng để có một cuốn sách nhỏ, một tờ rơi hoặc một tập sách nhỏ có sẵn để mọi người có thể tiếp tục tiếp thu chủ đề của bài giảng. Chúng ta có thể mong đợi rằng mọi người sẽ đọc tài liệu được phát cho khi họ rời khỏi nhà thờ để có thể tiếp tục nuôi dưỡng tâm trí và tâm hồn của họ. Đôi khi chúng ta thờ ơ những khả năng của nghệ thuật viết lách tốt như một sự tiếp tục cho một bài giảng. Chúng ta đang vật lộn với tâm trí mọi người. Họ càng phải tiếp xúc với văn chương Kitô giáo thì càng tốt.

KHUYẾN KHÍCH ĐỌC KINH THÁNH HẰNG NGÀY. Vì vậy, nhiều người Công giáo đang bị cám dỗ rời khỏi Giáo Hội qua việc nhấn mạnh vào Kinh Thánh bởi các giáo phái khác. Chúng ta cần phải chỉ ra cho người Công giáo giá trị của việc đọc và suy ngẫm Lời Chúa hằng ngày. Các Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích đọc Kinh Thánh mười lăm phút mỗi ngày trong những năm qua, nhưng người Công giáo thường không hưởng ứng.

Một lời chân thành cảm ơn đến cha Hughes vì cuộc khảo sát của ngài đã chỉ ra rằng người Công giáo vẫn nhạy cảm với bài giảng Chúa Nhật. Có thể Thánh Thần tác động chúng ta như các linh mục để cầu nguyện và suy ngẫm hằng ngày dựa trên Tân Ước để chúng ta có thể chia sẻ sức mạnh của Lời với mọi người của chúng ta.

Tôi tin rằng khi các linh mục giảng giải Lời một cách mạnh mẽ như đã được liệt kê ở trên, mọi người sẽ được chữa lành.

“… và Người sai các ông đi rao giảng Nước Thiên Chúa và chữa lành bệnh nhân” (Lc 9,2).

Học Viện Thánh Thể chuyển ngữ

từ tác phẩm “Healing Through The Mass” của Lm. Robert Degrandis, SSJ (Makati: St. Paul Publications, 1988)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập