Tiếp theo kỳ trước…)

Chương 7A

 BÀI GIẢNG

“Nhờ vào bài giảng, các mầu nhiệm đức tin và những quy tắc hướng dẫn đời sống Kitô hữu được giải thích từ bản văn Kinh Thánh trong suốt chu kỳ năm phụng vụ. Do đó, bài giảng phải được coi là một thành phần của phụng vụ”.

 

Bài giảng là một nghi thức thiết yếu của việc chữa lành trong thánh lễ. Đoạn văn trên được trích dẫn từ văn kiện của Công đồng Vatican II với tuyên bố một cách rõ ràng và khôn ngoan rằng bài giảng “phải được coi là một thành phần của phụng vụ”. Ngang qua người giảng, sứ điệp Tin Mừng được mở ra và giải thích cho cộng đoàn. Bài giảng được giải nghĩa để bổ sung cho Kinh Thánh, hơn nữa, nó ghi sâu vào trong tâm hồn và tâm trí Tin Mừng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta và mang lại ơn chữa lành. Khi chủ đề của các bài đọc Kinh Thánh được trình bày ngang qua bài giảng, lý tưởng sẽ là cộng đoàn bắt đầu với một thái độ đáp lại những điều đang được nói đến. Đây là thời gian lắng nghe Lời, suy  nghĩ, tiếp nhận gợi ý thực hành, nguồn cảm hứng hoặc thách đố mà sẽ giúp chúng ta sống đời Kitô hữu. Nhiều lần, chính nhờ lắng nghe người giảng mà lời Kinh Thánh được nghe trước đó bây giờ trở thành “rhema - lời thần khí” và người ta biết một cách chắc chắn rằng Chúa đang đưa ra hướng dẫn cho cá nhân họ. Xuyên suốt phụng vụ Lời Chúa, Thiên Chúa thực sự đang nói với dân Ngài, mời gọi mọi người nhận biết hơn nữa sự hiện diện và tình yêu của Ngài. Ngài là Thiên Chúa của chúng ta và chúng ta là dân của Ngài.

Khi linh mục bắt đầu bài giảng của mình, việc cầu nguyện thầm lặng xin Chúa linh hứng cho mình lúc đó thật quan trọng. Chúng ta hãy cầu nguyện cho những lời được nói ra chạm đến tâm hồn dân chúng và thách đố họ sống Tin Mừng của Đức Giêsu một cách cụ thể.

Tôi nhớ đến Cha DeGrandis, ngài phát biểu rằng, nhiều lần mọi người đã chia sẻ với cha sau thánh lễ: “Thưa cha, trong bài giảng, con nghe cha nói … và đó thật sự là những gì con cần nghe”. Thoáng ngạc nhiên, cha trả lời rằng: “Tôi không nhớ mình đã nói điều đó”. Trong nhiều trường hợp, linh mục bình thường không nhớ nói những gì mà mọi người đã nghe. Đôi khi Thiên Chúa sẽ tác động đến giáo dân và họ nghe những gì Chúa muốn họ nghe. Ngài cũng sẽ tác động đến linh mục để nói những lời Ngài sẽ nhờ linh mục nói. Cả hai đều được tác động bởi vì Giáo Hội là một nơi thánh mà sức mạnh của lời được xức dầu đem lại ơn chữa lành.

Một người mẹ chia sẻ với tôi câu chuyện về đứa con trai của bà ở độ tuổi hai mươi mà gần đây đã trở về với các bí tích và thánh lễ Chúa nhật sau một thời gian xa rời. Khi bắt đầu tham dự thánh lễ Chúa nhật, anh đã chia sẻ với bà bài giảng có ý nghĩa thế nào. Tuần này sang tuần khác, bài giảng trở thành những lời anh cần nghe. Anh ngạc nhiên khi linh mục nói trùng với một vài khía cạnh trong cuộc sống mà anh cần sự chỉ dẫn. Tâm trí và tâm hồn của người chàng trai này đã mở ra để đón nhận Lời Chúa. Khi anh lắng nghe hằng tuần những lời mà Chúa cung cấp cho anh, ngang qua người giảng, những lời đó hướng dẫn bước đường Kitô hữu hằng ngày của anh. Điều đó chỉ cho chúng ta thấy rằng Chúa sẽ nói với ngay nơi chúng ta đang ở và ngay trong cuộc sống của mình qua những cuộc đấu tranh, thử thách, niềm vui nếu chúng ta mong đợi và mở lòng ra để đón nhận.

Hãy nhớ rằng bài giảng có thể chữa lành, tôi có thể mong đợi điều gì từ bài giảng như là một con người thế tục? Sau đây là những gợi ý thực hành để lắng nghe một bài giảng.


 

Học Viện Thánh Thể chuyển ngữ

từ tác phẩm “Healing Through The Mass” của Lm. Robert Degrandis, SSJ (Makati: St. Paul Publications, 1988)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập