(Tiếp theo kỳ trước)

Chương 6D

Các bài đọc

 Kinh Thánh - Tin Mừng 

 

Khi chúng ta bắt đầu học và hiểu về Lời Chúa - Lời Kinh Thánh, chúng ta đang ý thức các chân lí thâm sâu hơn, đặc biệt chân lí về tình yêu của Thiên Chúa. Chúa yêu ta vô điều kiện như chúng ta là. Chúng ta cần ý thức về tình yêu này như Chúa Giêsu đã làm. Tôi muốn tiếp tục trích dẫn quyển sách rất hay của Peter Van Breeman, SJ có tựa đề là Như bánh bẻ ra (As Bread That Is Broken): « Thiên Chúa không thể không yêu thương hoàn toàn  - 100%’. Nếu chúng ta nghĩ Thiên Chúa đang phân chia tình yêu của Ngài, thì chúng ta đang không nghĩ về Thiên Chúa, nhưng là về chính chúng ta. Ngài là Đấng hoàn hảo và hợp nhất. Chúng ta có tình yêu, còn Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu của Ngài không phải là một hoạt động. Đó là chính toàn bộ hữu thể của Ngài. Nhưng nếu chúng ta nắm bắt được ý tưởng trên, thì chúng ta sẽ hiểu được rằng Thiên Chúa không thể yêu Con của Ngài 100% nhưng dành tình yêu cho ta chỉ 70%. Ngài không thể là một vị Thiên Chúa nếu Ngài làm như thế. Khi chúng ta đọc các đoạn đối thoại của thánh Catarina thành Siena, chúng ta ấn tượng bởi việc Thiên Chúa không làm gì cả nhưng chỉ đơn giản bận rộn với thánh nhân. Và đó là điều rất đúng. Chúa chú ý đến thánh nữ và đến mỗi người chúng ta cách trọn vẹn. »

Để giải thích đoạn Tin mừng của thánh Matthêu trên, chúng ta có thể xét đến các khía cạnh sau : Nếu bạn thực sự tin vào Thiên Chúa trong Kinh Thánh, Đấng là tình yêu (1Ga 4,16), thì  chính bạn có thể tin về điều gì ?

1. Tôi tốt như tôi hiện nay, không phải như tôi đã và có thể sẽ. Tôi đáng yêu như tôi đang là, với những điểm mạnh, điểm yếu và cả tội lỗi nữa.

2. Chúa không cầu xin tôi hoàn hảo nhưng tôi trao ban trọn vẹn chính mình như tôi có thể bây giờ.

3. Cảm giác tội lỗi thật độc hại. Chúa không muốn tôi cảm thấy tội lỗi về những thứ mà tôi không thể thay đổi vì chúng đã qua. Chúa muốn tôi thực hiện những điều tôi có thể thay đổi.

4. Tôi có thể thừa nhận sai lỗi, các vấn đề và yếu đuối mà không đánh mất lòng tự trọng. Tôi học từ những sai lầm và cố gắng đương đầu với những khó khăn.

5. Tôi đáng giá dù cho ai nói gì hay nghĩ gì về tôi. Thậm chí người mà tôi quan tâm nhất không thể phá huỷ tầm quan trọng hay nhân phẩm của tôi như là một ngôi vị.

6. Tầm quan trọng của tôi không dựa vào những điều tôi làm hay đạt được trong cuộc sống nhưng xuất phát từ việc tôi là ai xét như một ngôi vị.

7. Tôi có khả năng làm điều tốt cho tha nhân và đạt được mức độ  thành công nào đó. Tôi lớn lên qua việc tôi học cách trao ban và đón nhận.

8. Tôi có thể thay đổi chính tôi nếu tôi thực sự muốn và tôi có thể định hình cho tương lai của tôi với những quyết định hôm nay.

9. Tôi có thể vẫn hạnh phúc thậm chí khi cuộc đời không như ý tôi. Tôi hạnh phúc như tôi chọn là.

10. Cảm giác của tôi về điều gì đó hay ai đó không quyết định hành động của tôi với họ.

Một lời cầu nguyện hay cho mỗi ngày : ‘Lạy Chúa Giê su, con xin tận hiến bản thân con cho Chúa. Trong mọi cách, con có thể nghĩ về việc con đã cố gắng tự mình xoay xở thế nào, đã tự mình làm điều mà con nghĩ con phải làm. Dường như con luôn thất bại. Hôm nay, chính con xin trao phó những thất bại cho Chúa. Xin Chúa hãy sở hữu hoàn toàn con người con. Giúp con là điều mà Chúa muốn con là’.

Lời Chúa khi chúng ta nghe và khi chúng ta đáp trả lời đó trong tâm hồn chúng ta có thể chữa lành bất cứ lúc nào ta tham dự thánh lễ. Các lời nguyện, đáp ca, thánh vịnh, bài hát đều nhấn mạnh vào bài đọc Kinh Thánh. Chính ở đây mà ta tìm được sợi chỉ, chủ đề xuyên suốt toàn bộ thánh lễ. Tất cả các lời nguyện trong Thánh lễ thích nghi với chủ đề đó. Hãy lắng nghe điều đó khi bạn tham dự thánh lễ tiếp theo. Thiên Chúa đang nói với dân Ngài bằng quyền năng của Ngài, kêu gọi chúng ta đến đón nhận tình yêu chữa lành của Ngài mỗi lúc và mọi lúc chúng ta gặp Ngài qua Lời của Ngài. 

Đó là Lời Chúa.

Tạ ơn Chúa. 


Học Viện Thánh Thể chuyển ngữ

từ tác phẩm “Healing Through The Mass” của Lm. Robert Degrandis, SSJ (Makati: St. Paul Publications, 1988)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập