(Tiếp theo kỳ trước)

 

Chương 6B

Các bài đọc Kinh Thánh - Tin Mừng

 

 

Làm sao ta phân biệt được ‘logos - Lời’ với ‘rhema -  lời được linh hứng’. Logos là Lời Kinh Thánh. Tất cả chúng ta đều cùng đọc một lời nhưng mỗi người sẽ nhạy bén hơn với những lời nhất định nào đó, những lời được Chúa Thánh Thần linh hứng tác động đến ta. Đó là ‘rhema - lời thần khí’, lời sẽ đem lại sự sống cho bạn, định hình tâm hồn bạn. Khi đọc các lời trong Kinh Thánh, bạn có thể nói ‘Ồ, tôi đã đọc hằng trăm lần và những lời này cũng chẳng có ý nghĩa gì’. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đọc lời trong Kinh Thánh chỉ một lần và thốt lên rằng ‘tôi thực sự hiểu điều Chúa đang nói với tôi’. Chúng ta biết Lời của Chúa vì chúng ta đã nghe lời ấy nhiều lần nhưng bây giờ chúng ta biết lời ấy ở trong tâm hồn ta vì lời này trở nên rất riêng tư. Chúng ta biết được ‘rhema – lời thần khí’ đang ngự trong tâm hồn ta, ví dụ trong Ga 5,8: ‘Hãy đứng lên cầm lấy chõng và bước đi’. Thần khí vừa chạm vào con tim của bạn. Bạn có thể đang gặp phiền toái với đôi chân và thực sự cảm thấy Chúa đang nói Ngài sẽ mở tâm hồn bạn và bạn sẽ không còn cảm thấy khó khăn để bước đi nữa. Đó là ‘rhema’, Lời đó đã được thánh hiến cho tinh thần của bạn ở một thời điểm và một nơi cụ thể.

Oral Roberts kể về câu chuyện cá nhân của mình. Khi còn là một thanh niên trẻ nằm trên giường bệnh, ông đã đọc về một phép lạ của Chúa Giêsu, và ông đã được Lời đó đánh động, ông thốt lên : ‘Nếu Chúa đã làm như thế, thì Chúa có thể làm điều ấy cho con bây giờ’. Đó là sự khởi đầu của việc ông ấy được chữa lành. Sau đó, anh trai của ông đã đưa ông đến với dịch vụ chữa lành. Tất nhiên, ngày nay chúng ta biết được phạm vi liên quan đến tác vụ chữa lành đầy uy lực của ông ấy. Lời Chúa có sức mạnh chữa lành. Chúa Giêsu nói : "Nếu các ông ở lại trong Lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông" (Ga 8, 31).

Có một đoạn Kinh Thánh đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Đó là Ga 10. Khi tôi ở chủng viện, tôi ngồi trên các bậc thang của nhà để thuyền bên cạnh dòng sông. Lúc đó, tôi là người cứu hộ, làm nhiệm vụ tuần tra ban đêm. Tôi lật nhẹ quyển Tân Ước. Tôi nhớ lúc đó là 18h:35’. ‘Tôi đến để chúng được sống và sống dồi dào’ (Ga 10,10). Một suy nghĩ tựa như tia chớp lóe lên trong đầu tôi, ‘Chúa Giêsu muốn tôi hạnh phúc’. Điều đó đã thay đổi hoàn toàn thái độ của tôi với tôn giáo. Từ bấy giờ, tôi tin tôn giáo nghĩa là được nâng lên và được niềm vui, không còn u buồn. Tôn giáo có nghĩa là trao ban sức sống, thông truyền sự sống và hạnh phúc của Chúa Giêsu.

Tôi muốn kể câu chuyện về một người phụ nữ trẻ tham dự kì thi cuối khoá tại trường đào tạo y tá. Cô rất lo lắng cho kì thi này nên cố học liên tục suốt 3 đêm liền. Khi cô ấy mở Kinh Thánh để tìm các từ như động viên, khuyến khích, cổ vũ, cô tìm thấy câu này ‘Hãy hết lòng tin tưởng vào Đức Chúa, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con…’ (Cn 3,5). Cho đến bây giờ cô vẫn còn nhớ sự tác động của lời đó trên cuộc đời mình. Khi làm bài, cô nhắc lại câu Kinh Thánh đó và đã đạt điểm A. Hôm nay, cô vẫn sử dụng câu Kinh Thánh đó và lặp lại lời ấy nhiều lần. Câu KinhThánh này đã trở nên ‘rhema – lời thần khí’ cho cô.

Có một số người đang tham gia vào sứ vụ chữa lành, họ vẫn cho rằng khi một câu Kinh Thánh đánh động bạn, nếu bạn tiếp tục lặp lại lời ấy, bạn có xu hướng để cho lời ấy đi vào tâm trí bạn. Lời này chạm đến tinh thần của bạn và đem đến sự chữa lành. ‘Mọi lời Thiên Chúa phán đều được ứng nghiệm. Người là khiên thuẫn cho ai tìm ẩn náu nơi Người.’ (Cn 30, 5).

Bác sĩ, Tiến sĩ Richard Dobbins, trong quyển sách của ông có tựa đề Sức mạnh tình cảm và tinh thần của bạn (Your Spiritual and Emotional Power), kể về cách ông sử dụng Kinh Thánh thế nào để chữa lành một phụ nữ mắc chứng lo sợ khi rời khỏi nhà. Ông nói: « Hãy học cách tạo ra các cảnh tượng Kinh Thánh trong tâm trí bạn khi gặp phải lo lắng hay sợ hãi. Lời Chúa chứa đựng những cảnh tượng đem lại sự thư thái và bình yên. Thông thường, một người hay lo lắng có thể trở nên bình thản nhờ sử dụng một cách hiệu quả hình ảnh tinh thần. Đó là cách mà tôi có thể dùng để giúp Gail. »

Cô là một phụ nữ hấp dẫn gần 40 tuổi, rất thông minh và là Kitô hữu sùng đạo. Tuy nhiên, cô ấy không thể tự lái xe đến các cuộc hẹn của mình khi lần đầu cô ấy gặp tôi. Cô sợ hãi ngay giây phút rời khỏi nhà và trở nên hoảng hốt với cảnh giao thông náo nhiệt trên đường cao tốc. Cô ta phải lệ thuộc chồng hay bạn bè để chở cô ấy đến các cuộc hẹn.

Thân quen dần với Gail, tôi đã khám phá ra cô ấy là một người giàu tưởng tượng. Hầu hết người ta lo lắng và sợ hãi khi có những sự tưởng tượng chủ động, nhưng lại tập trung vào hình thức sai lầm của những hình ảnh thuộc tâm trí. Muốn cô ấy khám phá sự tưởng tượng của cô hoạt động như thế nào hơn là để nó chống lại cô ấy, tôi đã hỏi : ‘Gail, ba hình ảnh Kinh Thánh yêu thích của cô là gì ?’ Cô ấy đã liệt kê ra : ‘Thánh vịnh 23 – Mục Tử nhân lành, Con chiên bị thất lạc, và Chúa Giêsu làm êm dịu cơn bão ở biển hồ Galilê.’

Tôi nói : « Tốt ! Bây giờ tôi muốn những cảnh này tác động đến cô. Trước tiên, cô hãy hít thở sâu ba lần.» Khi cô ấy hoàn tất việc hít thở sâu, vai thả lỏng và mắt nhắm lại; tôi đề nghị ‘trong khi nhắm mắt, cô hãy thưởng thức một cảm giác thật thư giãn; hình dung trong đầu một cảnh tượng Kinh Thánh mà cô thích nhất; rồi nói cho tôi biết đó là cảnh gì.

Sự lựa chọn đầu tiên của cô Gail là Thánh vịnh 23. Cô bắt đầu với cảnh Kinh Thánh này cho đến khi nhìn thấy những đồng cỏ xanh rì, nằm bên cạnh dòng suối và có những ngọn đồi bao quanh, nghe thấy tiếng của người mục tử và tiếng kêu be be của những chú cừu. Tôi còn giúp cô phát huy hết khả năng để tập chú vào những cảnh Kinh Thánh yêu thích khác trong trí tưởng tượng của cô.

Cô Gail được hướng dẫn để thực hành vài lần trước khi ra khỏi nhà phương thức tạo lại trong đầu mình một trong những cảnh tượng Kinh Thánh như thế. Sau đó, tôi nhắn nhủ cô ấy rằng mỗi một cảnh tượng này nhấn mạnh đến thực tại về sự hiện diện của Chúa Kitô cùng với cô ở bất kì nơi đâu cô đi đến. Bắt đầu tập trung vào sự nhận thức về sự hiện diện của Thiên Chúa và bảo đảm chính bản thân cô rằng cô có thể làm được mọi thứ nhờ Đức Kitô (Pl 4,13). Kết quả là cô đã có thể tự lái xe đến với buổi họp sau năm tuần đầu tiên. Cũng trong thời gian đó, cô có thể đi mua sắm một cách thoải mái hơn.

Sử dụng Kinh Thánh trong việc tưởng tượng cách chủ động như được diễn tả trong câu chuyện về cô Gail là một công cụ thiết thực để chữa lành những nỗi lo lắng. Hầu hết chúng ta có thể phát triển phương pháp này với một thực hành nhỏ. Hãy nhớ rằng ‘rhema – lời thần khí’ đến với chúng ta qua nhiều cách. Chúa muốn nói những lời đó cho mọi người. Vậy thì hãy cởi mở với « rhema -lời thần khí », hãy khao khát lời đó và làm cho lời ấy trở nên như của riêng mình trong cuộc sống cho đến khi chúng ta cảm nghiệm được sự chữa lành.

Lời Kinh Thánh là sự biến đổi cuộc sống và là sự chữa lành!


 

  Học Viện Thánh Thể chuyển ngữ

từ tác phẩm “Healing Through The Mass” của Lm. Robert Degrandis, SSJ (Makati: St. Paul Publications, 1988)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập