(Tiếp theo kỳ trước…)

BÀI 34                       Hiệp lễ  

 

Lạy Chúa Giêsu, đức giám mục Cyrilo thành Giêrasalem đã có những chỉ dẫn rất hữu ích và cụ thể cho các tín hữu khi họ lên rước lễ. Chúa nói: “Khi anh chị em con đến gần, đừng bước lên với lòng bàn tay mở rộng và những ngón tay tách riêng ra, mà hãy để tay trái của anh chị em như là một cái bệ đỡ cho tay phải sắp sửa tiếp đón Đức Vua. Và để lòng bàn tay khum thành như cái chén, hãy lãnh nhận Mình Thánh Chúa và thưa Amen.”

Lạy Chúa, thật là một vấn đề nan giải khi người ta nêu ra câu hỏi là rước Mình Thánh Chúa bằng tay và bằng miệng, cách nào tôn kính hơn. Con mong ước mọi người sẽ tôn trọng sự chọn lựa ưu tiên riêng của mỗi người. Con nghĩ rằng cách nào cũng tốt, vấn đề là tùy thuộc vào ý hướng ngay lành, vào sự chuẩn bị nội tâm của mỗi người mà thôi. Có nhiều lần con tự hỏi Chúa cảm thấy như thế nào khi con lên lãnh nhận Mình Thánh trên lưỡi hay trong bàn tay.

Kỷ luật Hội Thánh, con cho rằng không phải là không thể đổi thay. Đổi thay là nhằm thích nghi với những hoàn cảnh thực tế hiện tại. Con được biết rằng thượng hội động địa phương ở thế kỉ thứ IX đã từng cấm giáo dân rước lễ bằng tay. Lạy Chúa, Chúa chắc hẳn sẽ không bị xúc phạm vì những bàn tay dơ bẩn và thiếu vệ sinh. Những thứ thực sự quan trọng và liên quan đến Chúa chính tâm hồn trong sạch và ý hướng ngay lành. Cũng vậy, con tin rằng Chúa sẽ khó chịu và không muốn hiện diện với anh chị em của Chúa như là một “mầu nhiệm cao cả” đến độ mỗi người chúng con phải rước lễ một cách cung kính bằng miệng và quỳ gối. Chẳng phải Chúa tạo ra thế giới bí tích để chính Chúa trở nên gần gũi hơn với chúng con sao? Cung kính là một chuyện, còn sự e dè run sợ lại là chuyện khác.

Lạy Chúa, tại sao rước Mình Thánh Chúa lại trở nên vấn đề rắc rối và tranh cãi trong Hội Thánh? Con được dựng nên để hiểu rằng một lý do để chỉ hiệp lễ dưới hình bánh là vì toàn thân của Chúa cách nào đó hiện diện trong bánh thánh. Lý do quan trọng khác là để tránh làm đổ Máu Thánh do sự lơ là và bất cẩn. Con có thể bình phẩm chê trách các nhà cải cách Tin Lành vì cố nại đến mệnh lệnh của Chúa là hãy cầm lấy mà ăn, và hãy cầm lấy mà uống không? Tuy nhiên, phải công bằng đối với những nhà lãnh đạo của chúng con, con không quên đề cập đến tuyên bố mà họ đã đưa ra cách đây một ít năm: “Việc hiệp lễ, xét như là một dấu chỉ, được thực hiện theo một hình thái hoàn hảo hơn khi được rước dưới hai hình.” Con không thể không lưu ý đến một số nơi thiếu rượu, số người lên rước lễ quá đông, và thái độ thuộc về văn hóa của một số người dễ bị say xỉn vì rượu đến độ cộng đoàn đành chọn lựa việc rước lễ dưới một hình.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì suy niệm của con liên quan đến một vấn đề thánh thiện như thế nhưng lại có thể gây ra nhiều tranh cãi. Khi con lãnh nhận Mình Thánh Chúa, xin cho con nhớ lại những gì Chúa đã thực hiện trong bữa tiệc ly. Chúa đã trao bánh được bẻ ra cho các tông đồ và chén rượu sẽ được đổ ra để thánh hiến các ông trước khi tham dự vào cuộc vượt qua và sự chết của Chúa. Khi hiệp lễ, những gì con lãnh nhận là tấm bánh được bẻ ra và chén cứu độ của Chúa. Với sự thân tình này của Chúa thì chia sẻ không chỉ dừng lại ở vinh quang của Chúa, mà con còn phải vác thập giá của Chúa.

Lạy Chúa, con nhìn nhận rằng những suy nghĩ về đau khổ và hy sinh này có thể gửi đi một thông điệp sai lầm rằng thánh lễ thì hành động đáng than khóc hơn là một cử hành tràn đầy niềm vui. Vì thế sẽ không có Chúa nhật Phục Sinh nếu không có thứ Sáu Thánh, không có niềm vui đích thực nếu không có khổ đau, không có tình yêu thực sự nếu không có hy sinh. Hiệp thông trong tấm bánh bẻ ra và chén hiến tế: Lạy Chúa, xin biến đổi con trở nên chính thực tại mà con ăn và uống, đó là Mình Máu của Chúa. Amen.

 

Lm. Phạm Đình Ái, sss chuyển ngữ

(Từ tác phẩm Meditation on the Mass

của Lm. Anscar J. Chupungco,osb)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập