(Tiếp theo kỳ trước…)

    KINH NGUYỆN THÁNH THỂ

BÀI 45

Một lời nguyện được sắp xếp có trật tự

Ít nhất một lần trong đời, chúng ta nên dành thời gian để phân tích kỹ càng Kinh Nguyện Thánh Thể hầu khám phá cấu trúc của kinh nguyện này. Như bản văn tham chiếu mà chúng tôi đã gợi ý là chúng ta nên khảo cứu Kinh Nguyện Thánh Thể II, vì kinh nguyện này được sử dụng nhiều nhất và có thể được tìm thấy trong bất cứ cuốn sách lễ Rôma nào. Kinh nguyện này có cấu trúc như sau:


1-        Đối đáp mở đầu: Kinh nguyện này bắt đầu bằng cuộc đối thoại giữa linh mục và cộng đoàn. Cuộc đối thoại này là lời mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

2-        Kinh “Tiền tụng”: sau đó là kinh “Tiền tụng”, kinh “Tiền tụng” nói về Chúa Cha, đó là những gì Ngài đã làm cho nhân loại, và công việc của Đức Kitô cũng đặc biệt được chú ý.

3- Thánh, Thánh, Thánh: cuối kinh Tiền tụng là phần Thánh, Thánh, Thánh, đó là bài hát chúc tụng, tôn thờ và cảm tạ Chúa Cha.

3-        Kinh cầu Chúa Thánh Thần: sau phần Thánh, Thánh, Thánh chúng ta thấy một kinh nguyện được gọi là kinh “Khẩn cầu Chúa Thánh Thần” (Epiclesis: từ “epi” của Hy-lạp có nghĩa là vượt lên trên; và từ “kaleo” là lời mời gọi hay cầu khẩn). Kinh nguyện này kêu xin Chúa Thánh Thần ngự xuống trên bánh và rượu để chúng trở thành Mình và Máu Đức Kitô.

4-        Tường thuật thiết lập: sau kinh Khẩn cầu Chúa Thánh Thần là phần tường thuật thiết lập Bí Tích Thánh Thể, đó là linh mục, nhận danh Đức Kitô đọc lên những lời đã được Đức Giêsu nói trong bữa Tiệc Ly.

5-        Kinh “Kính nhớ”: sau phần đọc những lời trong bữa Tiệc Ly là phần cộng đoàn tung hô Đức Kitô qua mầu nhiệm của sự chết, phục sinh và thăng thiên. Từ "Kính nhớ" (Anamnesis) là từ gốc Hy-lạp, có nghĩa là gợi nhớ hay tưởng nhớ.

6-        Kinh “Hãy nhớ” (Cầu cho người còn sống và người đã qua đời): sau kinh “Kính nhớ” là một loạt những ý chỉ cầu nguyện cho các thành viên của cộng đoàn, cho Giáo Hội, đó là cho người còn sống cũng như những kẻ đã qua đời.

7-        Ving Tụng Ca: cuối Kinh Nguyện Thánh Thể, một lần nữa linh mục dâng lời vinh chúc tạ ơn Chúa Cha, qua Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần. Đây được gọi là Vinh Tụng Ca (Doxology): có nguồn gốc Hy-lạp: doxa có nghĩa là ca tụng hay chúc tụng vinh quang Chúa, logos là lời.

A-men: đây là lời cuối của Kinh Nguyện Thánh Thể. Lời này là của toàn thể cộng đoàn, được tung hô hay được hát “Amen!”. Nó nói lên sự tán thành hay đồng ý về những lời đã được linh mục công bố ở trên. 


 

Tác giả: Lm Jean-Yves Garneau,sss 

Chuyển ngữ: Lm Px. Nguyễn Bạch Dương,sss

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập