(Tiếp theo kỳ trước…)

Phần III:   PHỤNG VỤ THÁNH THỂ

BÀI 33:                   Hai Bàn

 

 

Trong thánh lễ duy chỉ có một bàn thờ, nhưng lại được chia thành hai: bàn của Lời và bàn của Hy tế. Bàn của Lời là nơi Tin Mừng cứu độ được công bố và bàn của Hy tế là nơi Đức Kitô tự hiến tế để hoàn tất công cuộc cứu chuộc của Ngài.

Khi chúng ta coi bàn thờ như một chiếc bàn là vì trên đó bánh và rượu được đặt như của ăn và thức uống; cũng vậy, khi chúng ta nói về bàn của Lời, là vì Lời Chúa được ăn như bánh và được uống như thứ nước thuần khiết.

Dường như chúng ta đã thuộc lòng câu nói của Đức Giêsu trong hoang mạc: “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4). Trong một bản văn đầy ấn tượng khác, Thiên Chúa cũng đã ra lệnh cho tiên tri Êdêkien ăn cuốn sách Lời Chúa để rồi ra đi loan báo sứ điệp của Ngài cho dân Israel: “Đức Chúa phán với tôi: Hỡi con người, thấy gì, cứ việc ăn! Hãy ăn cuốn sách này rồi đi nói với nhà Israel” (Ed 3:1).

Thật thú vị khi biết rằng Đức Giêsu, Đấng ban chính mình như của ăn dưới hình bánh là Lời, điều này khơi lên một ý nghĩa: thật tốt lành khi ăn Lời, thứ lương thực thần linh.

Để trở lên thân thiết và đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, chúng ta phải ăn cả hai: Bánh và Lời, vì Bánh và Lời bổ sung cho nhau và cả hai đều quan trọng. Đây cũng là lý do tại sao trong thánh lễ Bánh và Lời luôn đi cùng với nhau. Khi nghe Lời và đón nhận trong lòng là chúng ta đang tham dự vào Thân Thể mầu nhiệm của Đức Kitô, và khi ăn Bánh đã được truyền phép, một lần nữa, chúng ta lại được nuôi dưỡng bằng Lời của Chúa. Lời đã trở thành thân xác, trở thành lương thực cho chúng ta.

Phụng vụ Lời Chúa là phần đầu của Giao ước và Phụng vụ Thánh Thể là phần thứ hai, nhưng Bí Tích Thánh Thể là sự thông suốt nối kết Thiên Chúa với dân, điều này được thể hiện trong Công đồng Vaticanô II: “Phụng vụ Lời Chúa và Phụng vụ Thánh Thể là hai phần trong một ý nghĩa nào đó đã làm nên thánh lễ, cả hai được liên kết chặt chẽ đến nỗi tạo thành một hành vi phụng tự duy nhất.” (Hiến chế Phụng vụ, số 56).

 

Tác giả: Lm Jean-Yves Garneau,sss 

Chuyển ngữ: Lm Px. Nguyễn Bạch Dương,sss

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập