Giáo Lý Thánh Thể

Suy Ngẫm Về Thánh Lễ (Tiếp theo kỳ trước) 

BÀI 18

THÁNH GIÁ

 

Lạy Chúa Giêsu, những lời tung hô trang trọng tôn cao biểu ngữ của Tam Nhật Vượt Qua: “Chúng con tôn vinh thánh giá Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng con, vì Chúa là ơn cứu độ, là sự sống và là sự sống lại của chúng con, ngang qua Ngài chúng con được cứu độ và được tự do”. Vào ngày thứ Sáu tuần thánh, hình ảnh thánh giá của Chúa được giương cao trong cộng đoàn phụng vụ sẽ như một lời tuyên xưng cổ xưa vốn được hát cho mãi đến ngày nay rằng: “Đây là cây thánh giá, nơi treo Đấng Cứu Độ trần gian”. Sau khi suy tôn thánh giá xong, thánh giá được đặt trên bàn thờ không phủ khăn, một Biểu tượng của đồi Calvê, từ nơi đó thánh giá bay vút lên thiên đàng như một lời nhắc nhở muôn đời rằng Chúa đã giao hòa chúng con với Chúa nhờ máu châu báu của Chúa Giêsu đổ ra cho muôn người chúng con được tha tội. Kể từ đó, thánh giá hiên diện ở khắp nơi mà dân Ngài gặp gỡ nhau.

Đối với con, thánh giá là nơi Chúa ngự trị. Thánh giá bắt đầu tỏa bóng mát kể từ khi Chúa là một hài nhi trong vòng tay của Đức Mẹ. Chính thánh giá của Ngài đã đâm thâu trái tim mẹ Ngài. Lạy Chúa, Thánh giá không bao giờ rời xa Ngài. Hiển dung trong vinh quang trên núi và khoác lên mình chiếc áo trắng tinh của sự phục sinh, Ngài đã nói điều gì với Mô-sê và Ê-li-a? Ngài nói về thánh giá trên một ngọn núi khác mà vinh quang Thiên Chúa được khoác lên bởi sự trơ trụi của thân thể bị đâm thâu của Ngài.

Lạy Chúa, khi con nhìn ngắm thánh giá trong cung thánh nhà thờ, con trở nên thẫn thờ trước sự mới lạ của hành động Ngài (hay là sự điên rồ của Thiên Chúa)? Ngay trên thập giá, trong  cô đơn lẻ loi một mình, lạy Thiên Chúa của con, Ngài đã cứu chuộc chúng con, quả  thực đây là một sự điên rồ đối với người Do Thái và là chướng ngại đối với người Hy Lạp. Khi con chiêm ngưỡng thánh giá và thưa với Chúa: “Lạy Ngài, tại sao lại phi thường đến như vậy,?” Ngài đã hướng vở kịch cứu độ đạt đến vẻ đẹp tuyệt mỹ và đã khắc sâu vào trong tâm hồn bé nhỏ của con.

Thánh giá trong nhà thờ có liên hệ với bàn thờ, tòa giảng và ghế chủ tọa. Thánh giá gắn chặt tất cả những yếu tố này với nhau. Thánh giá ở trên hay gần bàn thờ hướng sự chú ý của con tới hy tế và cái chết của Chúa. Sự hiện diện của thánh giá là lời nhắc nhở cho con rằng lời Chúa thu hút quyền năng và ý nghĩa từ máu Ngài tuôn trào ra từ thánh giá. Thánh giá thúc bách chủ tế của cộng đoàn phụng vụ hãy “rao truyền Chúa Ki-tô và là Chúa Kitô chiụ đóng đanh”. Thực sự, thánh giá ở trong cung thánh cũng là một biểu tượng cho những đau khổ của anh chị em chúng con. Chúa gánh vác thập giá, Lạy Chúa, lên đồi Cal-vê. Chúa không xa lạ đối với nỗi đau của anh chị em của chúng con. Họ gánh vác thập giá hàng ngày trên đôi vai yếu ớt của mình. Nhiều người đã gục ngã trước sức nặng của thập giá. Lạy Chúa, xin thương xót. Thánh giá luôn mang hình dạng của những gia đình đổ vỡ, của nghiện ngập và của những yếu nhược về bệnh tật của thể xác, tâm trí và tinh thần. Lạy Chúa, xin thương xót. Cũng có nhiều người trở nên thánh giá khó vác cho người khác bởi vì những hành động bạo lực ghê tởm của họ đã chà đạp lên đời sống và nhân phẩm của con người. Lạy Chúa, xin thương xót.

Nạn thiên tai cũng là thập giá thường xuyên ập đến với con người và gây ra thật nhiều mất mát như: lũ lụt, động đát, núi lửa. Nhiều biến cố thiên tại đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát của con người và ngay cả khoa học cũng chỉ có thể đứng nhìn trong sự bất lực hoàn toàn. Thế nhưng, còn nhiều thảm họa khác không do thiên nhiên nhưng do lòng tham và nhẫn tâm của con người xúc phạm đến Mẹ Thiên Nhiên. Hết lần này đến lần khác, chúng con cảm thấy ân hận và hối tiếc về sự ích kỷ của chúng con, nhưng khi thiên tai qua đi, chúng con lại lao vào chặt phá nhiều cây hơn và làm biến dạng khuôn mặt của thọ tạo torng thiên nhiên. Đến bao giờ chúng con mới rút ra được bài học? Lạy Chúa, xin thương xót. Amen

 

Lm. Phạm Đình Ái, sss chuyển ngữ

(Từ tác phẩm Meditation on the Mass

của Lm. Anscar J. Chupungco,osb)

Tin khác
Video
Xem thêm Video khác
Tin đọc nhiều
Liên hệ qua Facebook
Thống kê truy cập